Tội bất hiếu – Luật xử phạt nặng!

Chữ hiếu luôn có vai trò quan trọng với mỗi người Việt Nam. Theo đó, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại không ít những đứa con bất hiếu. 

Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ

Không chỉ là nét đẹp trong mỗi con người, hiếu thảo với cha mẹ cũng được pháp luật quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, con cái có:

– Bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình

– Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình

– Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, khuyết tật…


Bất hiếu – con cái bị xử rất nặng

Tuy nhiên, hiện nay vẫn luôn tồn tại những đứa con bất hiếu. Những người này có hành vi ngược đãi, không kính trọng, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ như:

– Có hành vi bạo lực như đánh đập, giam hãm… làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần.

(Quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC)

Tùy từng hành vi, tính chất mà những người con bất hiếu có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bị xử phạt hành chính đến 2 triệu đồng

Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP các hành vi sau đây sẽ bị xử phạt hành chính:

– Đánh đập, gây thương tích cho thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1 triệu đến 1,5 triệu

– Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1,5 triệu đến 2 triệu

– Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu

– Từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng.

Phải chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài bị xử phạt hành chính, những người con bất hiếu còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội sau:

– Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù

– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam

– Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù giam

Trên đây là quy định về việc con cái bất hiếu với cha mẹ sẽ bị xử phạt thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *