NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ỦY QUYỀN.

  1. Đăng ký kết hôn: Đ8 QĐ 3814 của Bộ Tư pháp qui định về thủ tục đăng ký kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt theo qui định.
  2. Hai bên Ly hôn: Qui định tại điều 85 luật tố tụng dân 2015 qui định việc ly hôn không được ủy quyền, có thể nhờ Luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình..
  3. Công chứng di chúc: Điều 56 luật công Chứng 2014 qui định phải tự mình yêu cầu Công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác thực hiện.
  4. Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2: Theo Luật lý lịch Tư pháp 2009, Cá nhân yêu cầu cấp lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác lầm thủ tục thay mình
  5. Gửi tiền tiết kiệm lần đầu: Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160 của Ngân hàng nhà nước người gửi tiền phải đến và xuất trình chứng minh nhân dân.
  6. Đăng ký nhận cha, mẹ, con: Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 qui định khi làm thủ tục đăng ký nhận cha,mẹ, con các bên phải có mặt.
  7. Người có quyền, lợi ích đối lập: Điều 87 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 trường hợp người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người uỷ quyền mà quyền và lợi ích của người được ủy quyền đối lập với quyền và lợi ịch hợp pháp với ủy quyền.

* Trường hợp một cá nhân ủy quyền cho một cá nhân thu hồi nợ, đã xuất trình đủ các giấy tờ vay nợ, và Chứng minh nhân dân nhưng cơ quan Công Chứng từ chối Công chứng giấy ủy quyền, không giải thích vì không có văn bản nào qui định, TẠI SAO THẾ NHỈ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *