Điểm mới của Luật Tố Tụng Hành Chính

Phân định rõ thẩm quyền giải quyết vụ
án hành chính

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để
yêu cầu TAND bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật
này. Đáng chú ý, tại khoản 4 Điều 32 quy định, TAND cấp tỉnh giải quyết khiếu
kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND, Chủ tịch UBND cấp
huyện

Theo đó, TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
khiếu kiện sau đây:

Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc
hội, Kiểm toán Nhà nước, TANDTC, VKSNDTC và quyết định hành chính, hành vi hành
chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư
trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp
tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm
quyền trong cơ quan Nhà nước đó; bổ sung việc giải quyết khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp
huyện…Ngoài ra, Luật Tố tụng hành chính 2015 cũng bổ sung một lĩnh vực không
thuộc thẩm quyền giải quyết của án hành chính là Quyết định, hành vi của tòa án
nhân dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý các hành vi cản
trở hoạt động tố tụng theo khoản 1 điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015.

Thẩm quyền xử lý văn bản trái luật

Về thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; nghị
quyết, pháp lệnh của UBTVQH, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan Nhà nước cấp trên trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính, Luật
(sửa đổi) quy định:

Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Chánh án
TAND thực hiện việc kiến nghị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền
quy định tại Điều 112 của Luật này thực hiện việc kiến nghị; trường hợp đã có
quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét theo trình tự giám
đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án TAND thực hiện việc
kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền. Đó là: Chánh án TAND cấp huyện có
quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống; đề nghị Chánh án TAND
cấp tỉnh kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước cấp tỉnh; báo cáo Chánh án TAND cấp cao đề nghị Chánh án
TANDTC kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước ở Trung ương; Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án TAND cấp cao có
quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan Nhà nước từ cấp tỉnh trở xuống; đề nghị Chánh án TANDTC kiến nghị sửa đổi,
bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung
ương; Chánh án TANDTC tự mình hoặc theo đề nghị của Chánh án TAND quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương…

Quy định rõ nguyên tắc đối thoại

Về nguyên tắc đối thoại, Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định
rõ: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tòa án tiến hành đối thoại để
các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án
không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét
xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các Điều 135, 198 và 246
của luật này.

Việc đối thoại phải được tiến hành theo
các nguyên tắc sau đây:

Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;Không
được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý
chí của họ; Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không
trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Đổi mới về nội dung và phương thức
tranh tụng tại phiên tòa, nâng cao vai trò của Luật sư trong vụ án hành chính.

Luật TTHC (sửa đổi) đã bổ sung các quy định nhằm cụ thể hóa
nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và nâng cao vai trò của Luật sư, người bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự được ghi nhận tại khoản 5 Điều 103 Hiến
pháp năm 2013 như: Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Luật này.

Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có
quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý
vụ án hành chính và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã
giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng
cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp của mình
hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Luật này. Ghi nhận
này đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao vai trò của luật sư, giúp cho luật
sư bảo vệ được hết khả năng của mình và được tạo thuận lợi cho quá trình làm
việc, giải quyết vụ án. Đặc biệt tại phiên tranh tụng, chủ tọa phiên tòa không
được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh
tụng trình bày hết ý kiến có liên quan.

Đặc biệt có những quy định rõ ràng về quyền và lợi ích hợp pháp
của người bảo vệ trong việc trình bày ý kiến của đương sự mà họ bảo vệ…

Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét
đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai
theo quy định của Luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề
chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định (Điều 18).

Về giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn: Luật
TTHC (sửa đổi) quy định cụ thể các điều kiện để giải quyết vụ án hành chính thủ
tục rút gọn, cụ thể là: Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ
đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu
thập tài liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ
ràng;không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước
ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ
tục rút gọn. Việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do
một Thẩm phán thực hiện.

Bổ sung và hoàn thiện quy định về thủ
tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài

Có đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài,
chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế,
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; có đương sự là công dân Việt
Nam cư trú ở nước ngoài. Việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp
luật hành chính đó xảy ra ở nước ngoài; có liên quan đến tài sản ở nước
ngoài. Trình tự thủ tục thụ lý giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
được quy định riêng tại Chương XVIII của Luật này. Có một số thay đổi về thời
hạn như là thời hạn mở phiên họp chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày ra văn bản
thông báo thụ lý, ngày mở lại phiên họp chậm nhất là 30 ngày. Phiên tòa phải
được mở chậm nhất là 8 tháng kể từ ngày ra thông báo thụ lý, ngày mở lại được
ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất 1 tháng.

Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố
tụng hành chính đối với các hành vi.

Các hành vi này được quy định rõ trong luật TTHC và được xử lý
như là: Vi phạm nội quy phiên tòa; xúc phạm uy tín của Tòa án, danh dự, nhân
phẩm, sức khoẻ của những người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực
hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án; Cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng
cứ của Tòa án; cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; can thiệp vào
việc giải quyết vụ án. Cản trở việc giao, nhận, cấp, tống đạt hoặc thông báo
văn bản tố tụng của Tòa án; cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham
gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án. Đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải
quyết vụ án của Tòa án; của cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định
của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định
khác của pháp luật có liên quan.

Luật sư hành chính của Văn phòng Luật sư Phúc Thọ là một đội ngũ
giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong việc tham gia vào các vụ án hành chính,
khiếu nại hành chính, tố cáo vi phạm pháp luật, giúp đỡ thân chủ trong giải
quyết thủ tục hành chính và tư vấn, định hướng thực hiện các hành vi hành chính
cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *