Công chức, viên chức giáo dục ở các vị trí sau phải định kỳ chuyển đổi công tác

Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng chống tham nhũng 2018 đã quy định về vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại Bộ GD&ĐT.

Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn công tác ở các vị trí sau tại Bộ GD&ĐT sẽ phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

– Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.

– Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài.

– Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

– Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.

– Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

– Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực GD&ĐT.

– Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực GD&ĐT.

Tuy nhiên, đây chỉ là quy định chung, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ.

Hiện hành, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục phải thực hiện định kỳ chuyển đổi ở các vị trí sau theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 35/2010/TT-BGDĐT ngày 14/12/2010:

(1) Quản lý, cấp phát các loại phôi và văn bằng chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:

– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp phôi bằng, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;

– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

(2) Công tác thi tuyển sinh, công tác phân bổ kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo trong và ngoài nước, bao gồm:

– Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ”.

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, đề xuất kế hoạch, giao chỉ tiêu đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhận học bổng đi học, đào tạo ở nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ký quyết định cử học sinh, sinh viên, công chức, viên chức đi học nước ngoài;

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ký quyết định cử công chức, viên chức đi học, đào tạo ở trong nước;

– Thẩm định hồ sơ, tham mưu, đề xuất kế hoạch, giao chỉ tiêu đào tạo cử tuyển, dự bị đại học cho học sinh các dân tộc thiểu số.

(3) Công tác mở ngành nghề đào tạo, thành lập trường, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm:

– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đăng ký mở ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;

– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể, cấp phép hoạt động đối với cơ sở giáo dục, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp;

– Tham mưu, tổ chức hoạt động đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục.

(4)  Danh mục các vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, tài sản của Nhà nước; quản lý công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; hoạt động thẩm định giá, định giá trong đấu giá, hoạt động mua và bán nợ; quản lý dự án; công tác thuộc lĩnh vực hoạt động quản lý, điều hành công tác kế hoạch và đầu tư trong các cơ quan nhà nước và trong các doanh nghiệp nhà nước; công tác thuộc lĩnh vực quản lý xây dựng, bao gồm:

– Xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách, cấp phát, thu chi tài chính, quyết toán;

– Xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách hàng năm liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học và các lĩnh vực đầu tư khác;

– Thực hiện nhiệm vụ kế toán, quản lý theo dõi, mua sắm tài sản, hàng hóa;

– Quản lý dự án dùng vốn tài trợ, vốn vay của nước ngoài có góp vốn của Nhà nước;

– Tham gia quản lý nhà nước về hoạt động của các doanh nghiệp, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

– Thẩm định quy hoạch phát triển tổng thể các tổ chức, đơn vị sự nghiệp làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư, quyết toán dự án đầu tư;

– Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án, đề án, chương trình mục tiêu liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học;

– Thẩm định danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị trường học, các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục bằng nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật;

– Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu cho các gói thầu xây dựng, cải tạo các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

– Quản lý giải phóng mặt bằng, quản lý thi công, giám sát đầu tư dự án và thanh toán khối lượng công trình;

– Cấp phát kinh phí cho học sinh, sinh viên, công chức, viên chức đi học, đào tạo ở nước ngoài.

(5) Danh mục các vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý hoạt động đối ngoại, bao gồm:

– Thẩm định hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Bộ và các dự án, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT đi công tác nước ngoài ngắn hạn. Theo dõi, tổng hợp kết quả làm việc của các đoàn ra do Lãnh đạo Bộ chủ trì và đoàn có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia;

– Tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị, các địa phương liên quan thẩm định hồ sơ xin mở văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

– Thẩm định việc cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách hoặc giải thể cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

– Thẩm định việc cho phép thực hiện chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác

  1. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác 05 năm (đủ 60 tháng) đối với công chức, viên chức đảm nhiệm các vị trí công tác quy định tại Điều 5 của Thông tư 35/2010.
  2. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác có thể thực hiện sớm hơn (trước 60 tháng) do thủ trưởng đơn vị quyết định, trong một số trường hợp sau:
  3. a) Sức khỏe, năng lực không đáp ứng yêu cầu công việc;
  4. b) Vi phạm phẩm chất đạo đức của công chức, viên chức; vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị nhưng chưa đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *