Chứng thực Sơ yếu lý lịch bao nhiêu tiền?

Có thể chứng thực Sơ yếu lý lịch ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) bất kỳ (không phụ thuộc vào nơi thường trú) hoặc Văn phòng công chứng, Phòng công chứng hoặc Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo đó, lệ phí chứng thực chữ ký được quy định cụ thể như sau:

– Tại UBND cấp xã và Phòng Tư pháp: 10.000 đồng/trường hợp

– Tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng: 10.000 đồng/trường hợp.

*** Trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản. Áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được.

Chi tiết mức thu lệ phí chứng thực mới nhất hiện nay

Người yêu cầu chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã), Phòng Tư pháp, Cơ quan đại diện phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định. Dưới đây là mức thu lệ phí chứng thực mới nhất.

Theo Điều 5 Nghị định 23/2015, thủ tục chứng thực có thể được thực hiện tại UBND cấp xã; Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp); Tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng) hoặc Cơ quan đại diện.

Mức thu lệ phí chứng thực mới nhất được thực hiện theo Quyết định số 1024/QĐ-BTP có hiệu lực từ ngày 09/5/2018, cụ thể:

SttThủ tục hành chínhLệ phí
A. Thủ tục hành chính áp dụng chung
1Cấp bản sao từ sổ gốcKhông mất phí
2Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức Việt Nam cấp hoặc chứng nhận+ Tại Phòng Tư pháp, UBND cấp xã:

  • 2.000 đồng/trang;
  • Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

+ Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản;

+ Tại Tổ chức hành nghề công chứng:

  • 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai;
  • Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

*Trang được tính theo trang của bản chính.

3Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài; cơ quan, tổ chức Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc chứng nhận+ Tại Phòng Tư pháp:

  • 2.000 đồng/trang;
  • Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản;

+ Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản;

+ Tại Tổ chức hành nghề công chứng:

  • 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai;
  • Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

*Trang được tính theo trang của bản chính.

4Chứng thực chữ ký (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được)+ Tại Phòng Tư pháp và UBND cấp xã: 10.000 đồng/trường hợp

+ Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản

+ Tại Tổ chức hành nghề công chứng: Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10.000 đồng/trường hợp

*Trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản.

5Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
6Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
7Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
  • 2.000 đồng/trang;
  • Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản;

*Trang được tính theo trang của bản chính.

B. Chứng thực tại UBND cấp xã
1Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
2Chứng thực di chúc50.000 đồng/di chúc
3Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản50.000 đồng/văn bản
4Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở50.000 đồng/văn bản
5Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở50.000 đồng/văn bản
C. Chứng thực tại Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp)
1Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp10.000 đồng/trường hợp
2Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp10.000 đồng/trường hợp
3Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
4Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản50.000 đồng/văn bản
5Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản50.000 đồng/văn bản
D. Chứng thực tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (do Công chứng viên thực hiện chứng thực)
1Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài; cơ quan, tổ chức của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc chứng nhận
  • 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai;
  • Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

 

2Chứng thực chữ ký (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được)10.000 đồng/trường hợp *Trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản.
E. Chứng thực tại Cơ quan đại diện
1Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự10 USD/bản
2Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự10 USD/bản

*** Trước đây, Thông tư số 226/2016/TT-BTC (vẫn còn hiệu lực) mới chỉ quy định chung lệ phí chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Tổ chức hành nghề công chứng chưa nêu cụ thể từng trường hợp chứng thực và cũng chưa quy định mức thu lệ phí khi chứng thực tại Cơ quan đại diện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *